Tầm
quan trọng của việc trở thành một thành viên trong nhóm. Các
bạn phải luôn tự hào khi mình được kêu gọi trở nên sứ giả của tình yêu. Tại
sao? Tại vì các bạn được kêu gọi sống chứng
nhân cho tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đây là một sứ vụ đặc biệt: các bạn
là những người đi bước trước trong sứ vụ làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa.
Bằng cách nào? Thật đơn giản: chúng ta làm chứng cho cái gì thì chúng ta truớc
hết phải có cái đó, phải sống cho điều ta làm chứng.
Vì vậy, để làm chứng cho tình yêu Thánh Tâm, chúng ta phải yêu thương nhau, tha thứ cho nhau và phục vụ lẫn nhau. Ta không thể cho cái gì mà ta không có. Tuy nhiên, để yêu thương nhau và người khác thì trước hết ta phải yêu thuơng và chấp nhận bản thân trước đã. Nếu chúng ta không yêu chính mình thì làm sao ta có thể yêu người khác được. Yêu chính mình không có nghĩa là ta dễ dãi, chiều chuộng bản thân và muốn làm gì thì làm. Không! Yêu chính mình là nhận ra những phẩm chất tốt đẹp mà Chúa ban cho mỗi người và chấp nhận như mình là mình. Và đây cũng chính là đề tài mà nhóm chia sẻ ngày hôm nay. Chấp nhận bản thân mình để biết mình là ai và trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?”
Vì vậy, để làm chứng cho tình yêu Thánh Tâm, chúng ta phải yêu thương nhau, tha thứ cho nhau và phục vụ lẫn nhau. Ta không thể cho cái gì mà ta không có. Tuy nhiên, để yêu thương nhau và người khác thì trước hết ta phải yêu thuơng và chấp nhận bản thân trước đã. Nếu chúng ta không yêu chính mình thì làm sao ta có thể yêu người khác được. Yêu chính mình không có nghĩa là ta dễ dãi, chiều chuộng bản thân và muốn làm gì thì làm. Không! Yêu chính mình là nhận ra những phẩm chất tốt đẹp mà Chúa ban cho mỗi người và chấp nhận như mình là mình. Và đây cũng chính là đề tài mà nhóm chia sẻ ngày hôm nay. Chấp nhận bản thân mình để biết mình là ai và trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?”
Sa đó, các bạn hát hò một số bài hát sinh hoạt. Sau đó, các bạn chia sẻ về “Cái
tôi là gì?” Có một câu truyện kể như sau: một anh thanh niên sau khi chết, ra
truớc toà Chúa và Chúa hỏi anh ta một câu hỏi: “Con là ai?” Anh ta rất hí hửng
vì câu hỏi quá dễ. Anh liền trả lời: “Con là Maccô.” (Tên anh ta là Maccô). Thế
nhưng Chúa nói: “Ta không hỏi tên con. Ta muốn biết ‘Con là ai?’” Lần này anh
đáp: “Con là bác sỹ.” Chúa đáp: “Không, ta không hỏi con làm nghề gì.” Lúc này,
anh ta cảm thấy hơi bối rối vì không biết phải trả lời ra sao nữa. Bất chợt một
ý tưởng đến với anh và anh nghĩ lần này chắc chắn Chúa sẽ chấp nhận câu trả lời
của mình. Anh hí hửng trả lời: “Con là một Kitô hữu.” Chúa vẫn không hài lòng
với câu trả lời, Ngài đáp: “Ta không muốn biết con theo đạo nào, ta chỉ muốn
biết con là ai mà thôi.” Maccô thực sự không biết mình là ai và không thể trả
lời cho Chúa được.
Câu hỏi
“Bạn là ai?” nghe chừng thật ngớ ngẩn vì đa số cho rằng câu hỏi quá dễ. Thế
nhưng, rất nhiều người không trả lời đúng vì tự đồng hoá mình với nghề nghiệp,
với danh vọng, với bằng cấp, địa vị, … Thế nhưng những cái đó không phải là cái
tôi đích thực của mình. Vậy cái tôi thực sự của mình là gì?
Bạn nghĩ gì về tấm hình này? Nhiều
khi mình quá thần tượng một ai đó (Mr. Bean), mình muốn trở thành người đó. Vì
vậy mình đánh mất chính mình và chỉ sống với cái tôi giả mà thôi. Bạn có một
thần tượng nào và muốn trở thành họ không?
Có lẽ chú gà con này không nhận biết
“trời cao đất dầy”, không chấp nhận mình là ai mà cứ tuởng mình là đại bàng.
Nhiều khi chúng ta hay so sánh những giới hạn của mình với những điểm mạnh của
người khác. Điều này làm cho ta trở nên tự ti, mặc cảm, không thấy đuợc ưu điểm
của mình.
Cô gái trong hình đâu đến nỗi xấu đâu nhưng sao trong gương cô ta lại trở nên xấu như vậy. Có lẽ cái gương có vấn đề gì chăng? Không phải thế đâu. Vấn đề nằm ở chính cô gái. Mình xấu hay đẹp là do cái nhìn của mình thôi. Vì không thấy được cái đẹp của mình mà chỉ là cái xấu cho nên mình sẽ nhìn thấ mình xấu và nguợc lại. Không có phụ nữ xấu, mà chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp. (Nhưng có bạn trong nhóm nói là: không có phụ nữ xấu, mà chỉ có phụ nữ không biết là mình xấu mà thôi.)
Sau đó các
bạn chia sẻ 2 câu hỏi: (1) Theo bạn, quan niệm về một người đàn ông và một phụ
nữ ngày hôm nay là gì?; (2) Những quan niệm nào là tiêu cực và tích cực? Sau
phần chia sẻ, các bạn được cho một vài input về cái tôi. Có 3 cái tôi:
- Cái tôi công chúng:
Chúng
ta đeo mặt nạ” vào vai mà xã hội mong đợi ở ta.
- Cái tôi riêng tư:
Là một thế giới
phức tạp về những bí mật : nỗi sợ hãi, nỗi thất vọng, tội lỗi, bất lực … những
hành động khiến chúng ta xấu hỗ. Vì lý do cá nhân chúng ta che dấu những tham vọng,
những ước mơ hay dự định cho tương lai. Đó là không gian riêng tư, là thánh địa bên
trong bất khả xâm phạm.
- Cái tôi vô thức:
Đó là những kinh
nghiệm, cảm xúc và khả năng bị đè nén không thể bộc lộ ra được. Chúng nằm trong
tiềm thức.
Nói về cái tôi,
chúng ta cũng đối diện với 2 khía cạnh mâu thuẫn nhau:
- Cái tôi thật:
là phần thiêng
liêng của con người do TC ban cho , là vương quốc bên trong bao gồm mọi điều
tốt lành, cao quý, hiền lành, nhân hậu và quảng đại …
- Cái tôi giả:
Bao gồm những điều tiêu cực bên trong con người do bị
ám ảnh bởi những ham muốn bị đè nén,
những cơn giận, thù hận …
Bản tính của nó là ghen tị, bất lực, lo âu, chỉ
trích, phán xét, bất ổn luôn trong tình trạng bất mãn kinh niên.
Cuối cùng là Phần
phản tĩnh cá nhân với các câu hỏi sau:
- Bạn hãy trò chuyện với Chúa và với bản thân về hình ảnh bản thân mình: điểm mạnh, điểm yếu, những khả năng, phẩm chất và ngọai hình cơ thể. Rồi xác định đâu là “cái tôi giả” của bạn?
- Bạn có cảm thấy hạnh phúc về hình ảnh hiện nay về những gì hiện có không (điểm mạnh, yếu và giới hạn)? Nếu không thì đâu là những điều mà bạn cảm thấy không hài lòng? Đối thọai với Chúa và xin Ngài thánh hóa chúng?
“Hãy vui và hài
lòng với những gì mình đang có
với thái độ biết
ơn”
Đó là tất cả những gì chúng tôi có thể cho các bạn cùng với
những chia sẻ thảo luận trong nhóm, tôi hy vọng là chúng ta có thể tìm ra được
câu trả lời cho câu hỏi “Bạn là ai?” để rồi có thể sống đúng với ơn gọi mà Chúa
kêu mời mỗi người. Các bạn có thể trả lời lúc này hay lúc khác, nhưng thuờng
xuyên suy nghĩ về nó, dần dần sẽ tìm được câu trả lời với sự soi sang của Chúa.
Tuy nhiên, tôi chỉ có một chia sẻ nhỏ này: chúng
ta đuợc tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là Tình yêu,
cho nên chúng ta đều tốt lành hết. Có thể cái tôi thực sự của chúng ta là chính
hình ảnh của Thiên Chúa trong mỗi người? Đối với tôi, đúng là như vậy! Còn bạn,
bạn nghĩ thế nào?
Cám ơn đã theo dõi,
hen gặp lại các bạn trong chương trình tới!
Nguyễn Huy Hoàng, msc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét