LÀ MỘT NGƯỜI CÔNG GIÁO
(16.10.2011)
Nguyễn Huy Hoàng
Bài chia sẻ của uncle Bob thật ngắn gọn và
súc tích. Một sự thật mà có lẽ chúng ta không thích nghe. Đó là không phải tất
cả các tôn giáo, thậm chí những gì Giáo hội nói và làm đều đúng hết. Sự thật
đôi khi thật phũ phàng. Tuy nhiên, ta cần nhìn thẳng vào vấn đề.
Có những tôn giáo dạy những điều làm tổn
hại đến phẩm giá của con người. Chẳng hạn như họ dạy cho các bé trai trở nên
những người đánh bom cảm tử. Đây là một niềm tự hào cho gia đình của nó và bản
thân nó sẽ được cứu rỗi. It’s crazy!!! Nói dâu xa vời, ngay trong Giáo hội
chúng ta cũng có những thời kỳ thật đen tối với những sai lầm. Tuy nhiên, Giáo
hội với sự soi sáng của Thánh Thần dẩn dần nhận ra được sai lầm và kịp thay
đổi. Chính vì vậy, niềm tin của chúng ta cần phải được soi sáng bởi sự khôn
ngoan của Thánh Thần. Đức tin là một món quà tuyệt vời của Chúa. Thế nhưng, lý
trí (trí tuệ) cũng là một ân ban tuyệt vời của Ngài. Hai cái này cần phải hỗ
trợ nhau trong hành trình đức tin. Nhờ đức tin soi sáng mà lý trí của con người
càng khám phá ra những điều tuyệt diệu của Thiên Chúa. Ngược lại, khi lý trí
càng tiến xa thì càng củng cố đức tin của ta về Ngài.
Do đó, để là một tín hữu đích thực thì mỗi
người cần phải sử dụng cả 2 món quà đó: con tim và cái đầu. Chúng ta không ngây
thơ tin vào tất cả những gì chúng ta biết; và ngược lại chúng ta cũng không thờ
ơ, nghi ngờ những mầu nhiệm nằm ngoài khả năng của lý trí. Giáo hội thay đổi
ngày càng hòan thiện hơn. Ta cũng vậy, ta cần lớn lên theo dòng thời gian về
đức tin và lý trí. Chính vì vậy, uncle Bob đưa ra 4 câu hỏi cho mọi người phản
tỉnh và chia sẻ. Tôi xin trình bày những chia sẻ của chính các bạn theo từng
câu hỏi:
- Hình ảnh về Thiên Chúa của bạn là gì? (lúc bé còn bú tí mẹ; lúc tuổi thanh niên; lúc này)
Đa số các bạn chia sẻ nỗi sợ vì Thiên Chúa
là Đấng thưởng phạt công minh. Ngài ở đâu đâu xa tít mù khơi mà ta không thể
với tới được. Có bạn thì sợ khi nhìn lên Đức Giesu bị treo trên thập giá. Khi
lớn lên thì hình ảnh Thiên Chúa hơi lờ mờ, tuy nhiên có cảm giác là Ngài đang
dồng hành cùng. Dần dần, hình ảnh Thiên Chúa trở nên rõ ràng và cụ thể hơn.
Thiên Chúa như một người cha, người bạn.
- Bạn thích gì về việc trở thành một người Công giáo?
Tôi cảm thấy tự hào. Các bạn hỏi tôi: “Bạn
là người Công giáo hả?” Tôi nói “Làm sao bạn biết?” “Vì thấy bạn dễ thương, vui
vẻ và gần gũi.” (Haha, nghe xong phải giữ lỗ mũi lại!!). Có bạn thì chia sẻ cảm
giác yên tâm vì đi trong con đường của Giáo hội và không sợ bị lạc lối. Trong
Giáo hội, tôi có nhiều điều kiện để hòan thiện bản thân hơn; mọi người gần gũi
nhau hơn. Giáo hội có một điểm nổi bật là tôn trọng phẩm giá con người; kêu gọi
các tín hữu sống hiệp nhất yêu thương. Giáo hội không co cụm lại nhưng vươn ra
với xã hội, đặc biệt là những người nghèo. Cuối cùng, Giáo hội như một cái lực
để níu giữ các tín hữu trong dòng chảy xiết của cuộc đời. Dòng chảy của sự dữ
không yếu đã cuốn đi bao nhiêu linh hồn. Giáo hội như một con đê cứu vớt con
cái mình trong dòn lũ đó. Giáo hội hơi bảo thủ thật, đặc biệt trong vấn đề luân
lý. Tuy nhiên đây là điều cần thiết. Giữa bao tiếng rủ rê cám dỗ cho các tín
hữu, ít ra Giáo hội luôn là tiếng thì thầm vang vọng trong lòng mỗi người để
quay trở về với Chúa.
- Bạn gặp khó khăn gì khi là một người Công giáo?
Đa số các bạn chia sẻ khó khăn sống chứng
nhân. Trước hết, sống theo đúng lời Chúa không dễ chút nào. (Yêu thương kẻ thù
không dễ, tha thứ 1 lần đã khó rồi huống chi 70x7, chỉ cần nhìn người phụ nữ mà
ham muốn đã phạm tội ngoại tình – có lẽ tất cả đàn ông có vơ đều phạm tội này
hết, haha). Thứ hai, sống làm gương ngòai xã hội cũng gặp khó khăn vì trong mắt
mọi người những người Công giáo rất “dễ thương”. Luật lệ thì rắc rối phức tạp
và hơi nghiêm. Phân vâiệt nam trong sự lựa chọn giữa đạo vào đời. Hay nói khác
đi, sống tốt đạo đẹp đời không đơn giản. Không ít người và tổ chức xã hội còn
thái độ kỳ thị tôn giáo. Một khó khăn (hay đúng hơn là cạm bẫy) cho mỗi người
Công giáo là “men Pharisêu”, sồng hình thức bên ngoài, thiếu nội tâm hóa, đạo
đức giả. Công giáo có rất nhiều nghi thức, lễ hội, và những thực hành niềm tin
khác. Đó chỉ là những hình thức bề ngòai để diễn tả niềm tin. Điều này là rất
tốt đẹp và có ích. Không thể thiếu được. Tuy nhiên, nếu không nội tâm hóa được
những cái đó thì tín hữu dễ trở nên tự kiêu cho mình là thánh thiện và thiếu
bác ái với người khác. Cần phải lưu ý điều này!
- Việc tham gia nhóm chia sẻ có giúp bạn thăng tiến đức tin không?
Một bạn rất thật lòng trả lời vui rằng
“Chẳng lẽ trả lời KHÔNG?” Đa số các bạn chia sẻ g nhóm, mọi người có cơ hội là
chính mình khi được nói ra những điều mình cảm nhận; được lắng nghe và đón
nhận. Có người cảm thấy sống vui hơn, tự tin hơn. Đặc biệt là sống thánh thiện
hơn (đi lễ và siêng năng xưng tội hơn – chắc là phạm tội nhiều hơn nên siêng
xưng tội nhiều hơn, haha, đùa chút thôi) Sinh hoạt giúp các bạn bớt suy nghĩ
lằng nhằng, lung tung.
Buổi chia sẻ kết thúc và hy vọng là sẽ để
lại cho mỗi người một quyết định cho mình lớn lên cùng Giáo hội. Cuộc sống
không phải là một thảm trải đầy hoa hồng khiến cho ta không ít lần vấp ngã. Vấp
ngã không phải là thất bại. Không biết đứng lên sau mỗi lần ngã mới là thất
bại. Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta không muốn thất bại. Là một Kitô hữu
không dễ nhưng lại đem cho ta niềm vui, niềm tin, hạnh phúc tràn đầy đến nỗi ta
muốn lan tỏa niềm vui đó cho người khác. Hãy luôn là một Kitô hữu vui tươi, một
niềm vui của Kitô.
Huy Hoàng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét