BUỔI
CHIỀU TẠI VIỆN DƯỠNG LÃO BÌNH LỢI
bởi bạn Oanh
Vào
chiều thứ 7, ngày 19 tháng 11 năm 2011. Nhóm trẻ MSC đến
thăm các cụ già tại viện dưỡng lão Bình Lợi. Đằng sau, cánh cổng của viện dưỡng
lão, một không gian thật tĩnh lặng và yên bình. Tôi nghĩ rằng các thành viên
trong nhóm đều có cảm nhận : sự cảm động của các cụ đối với những nam thanh nữ
tú của nhóm. Một buổi đi bổ ích để trải nghiệm.
Cả nhóm hẹn gặp lại các cụ vào
lần thăm tiếp theo, chúc các cụ mạnh khỏe, và nhận được sự quan tâm từ các tổ
chức từ thiện…Cuộc đời của các cụ ở đây như một nốt
nhạc buồn trong bản nhạc đời nghiệt ngã mà số phận đã an bài.
(Theo Sr phụ trách ở viện dưỡng lão
cho biết,hiện nay ở viện chăm sóc hơn 50 cụ, không có con cháu,người thân , không
nơi nương tựa.)
Nơi đây, nhiều Cụ già, bệnh tật, yếu ớt,
già khụ, mái tóc trắng bạc. Tay chân run rẫy,
miệng chẳng nói lên lời, vì hết hơi, sức cạn. Bàn tay run run cố vận động trong nỗi đau thương tật nguyền, dáng điệu
già nua mòn mõi. Nhiều Cụ ngủ gật, hoặc ngon giấc trên chiếc giường, cũng là
nơi mà một số cụ ở đây không thể đi lại sinh hoạt hằng ngày.cái cổ xiêu vẹo về
một bên, hai cánh tay rời rạc buông thỏng mất cân đối; Những Cụ khác năm co ro
trên giường ...
Những cảnh đời: ( Xin nói một chút về
cuộc đời các cụ )
Cụ
Bảy quê ở Bắc Giang , cụ không có gia
đình người thân và đã được giới thiêu vào viện dưỡng lão hơn 9 năm. Tuy cụ bị
mù một con mắt, nhưng ở tuổi gần 80 mươi mà cụ còn khá minh mẫn.và cụ Bảy nói,
các cụ ở đây lâu rồi nên không nhớ quê quán ở đâu, chỉ biết trong ngôi nhà
chung dành cho người già vui hơn ngoài đời. “Ở đây có cơm ăn, áo mặc, đau bệnh
có bác sĩ lo từng viên thuốc, không phải làm việc nặng nhọc để kiếm từng chén
cơm như trước, vui lắm”, mỗi ngày sáng chiều các cụ khỏe mạnh đều cùng nhau đi
đến nhà nguyện để đọc kinh trong nhà nguyện !
Một phần tư các cụ đã rất già yếu, hàng ngày đều
phải có người chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ, vệ sinh cá nhân. Mỗi cụ già là
một số phận, một hoàn cảnh đầy bi kịch. “Không phải cụ nào cũng vô gia cư,
không con cháu, có người vì một lý do nào đó mà người thân đưa các cụ vào đây
cho… rảnh nợ”.( một cụ bà chia sẻ, do không có con,sống chung với gia đình con
cháu của người em trai, nhưng họ không thể chăm sóc bà được nên bà vào đây.)
Trường
hợp của cụ bà , sinh năm 1928. Cụ Hồng quê Bình Định , Cụ Son….. và nhiều cụ ở nơi đây tâm sự, tuy họ không có
gia đình người thân, nhưng nơi đây bây giờ mọi người là chị em , người thân của
nhau. Mặc dù, có một số cụ bị lẫn, không nhớ mình nói gì, hay ….. nhưng họ vẫn
biết và nói cho chúng tôi nghe về sự được quan tâm , chăm sóc từ ngôi nhà chung
này!
Trên mỗi gương mặt già nua hoặc bệnh tật
ấy, trong từng ánh mắt nhạt nhòa ấy, phản chiếu một tâm tình nhớ thương hoặc đợi
chờ, dù con cháu hoặc ai đó có thương đến thăm mình hay không. Tôi thầm nghĩ
như nói với chính mình: có phải đây là đoạn đường đời, chính mình, hay bất kì
ai đó cũng sẽ phải trải qua không tránh né được.
4 mươi, 5 mươi năm về trước, những con
người này cũng từng có một thời hân hoan, chan chứa hạnh phúc tình đời. Nào bạn
bè, thân hữu … Bao cuộc truy hoan mừng vui những ngày lễ kỷ niệm. Còn đâu nữa
tuổi thanh xuân và tinh thần minh mẫn; còn đâu nữa chuỗi ngày ấm áp. Tuổi già
đen bạc hay tình người bạc đen? Cuộc đời đến đây chẳng còn tha thiết hưởng thụ,
chỉ biết chấp nhận chờ ngày theo gót tổ tiên, chờ đợi về nơi vĩnh cữu, chỗ
không còn chết chóc đau thương.
Tôi xúc động và thương mến họ với tâm
tư tình cảm xuất phát tự đáy lòng, dù họ chẳng bà con họ hàng. Tôi chào hỏi vài
người khi ngang qua. Họ muốn nói chuyện nhiều, nhưng đâu nói được và biết chuyện
gì để nói. Mắt họ nhìn bâng quơ như muốn tìm người thân yêu đâu đó.
Bữa ăn có người phục vụ, những mâm thức
ăn cá nhân dọn sẵn, sạch sẽ, hương vị ngon. Một số không cầm nỗi chiếc thìa múc
thức ăn, phải nhờ người giúp. Vẫn ngồi trên những chiếc giường đó, mỗi Chúa Nhật
họ được tham dự Thánh lễ với chiếc TiVi nhỏ ( vì do có một số người không thể
đi lại), một phương tiện “enjoy”. Họ chẳng còn biết gì để mơ tưởng về xã hội
đang đấu tranh bên ngoài, một xã hội mà họ đã “good bye” để gia nhập xã hội dưỡng
lão, không còn biết gì là thích thú, vì hiện tại đang chuẩn bị cho họ bước sang
thế giới mới. Đây chỉ là cái nhìn bất đắc dĩ để giết chết thời gian cô đơn.
Còn gì nữa ngoài thương tiếc và buồn tủi.
Bạn bè bên cạnh cũng như mình, không thể chia sẻ hỏi han. Không ai giúp được
ai, ngoài những người đang hy sinh phục vụ. Họ chỉ sống nhờ sự săn sóc của những
Sr giàu tình thương nơi đây. Tôi thầm ca ngợi và cảm phục nơi này. Họ luôn vui
vẻ, kiên nhẫn chịu đựng, phục vụ tốt kể cả những việc riêng tư dơ bẩn, những việc
đúng ra chỉ có con cái mới có thể đủ sức chịu đựng giúp bố mẹ già. săn sóc, đút
cơm, làm vệ sinh, ...vẫn vui cười hồn nhiên, ăn nói nhẹ nhàng, dù hằng ngày phải
tiếp xúc với những Cụ già khó tính, nhiều cụ lẩn thẩn. Họ vui vẻ chào hỏi lúc
tôi ngang qua. Tôi đáp lễ chỉ vỏn vẹn một lời ngắn ngũi “HI!” nhưng lòng đầy cảm
phục. Họ làm việc không biết mệt mõi, không than phiền hoặc bất bình. Ánh mắt họ
như ánh mắt thiên thần, phản chiếu niềm thông cảm sâu xa, và trong tâm tư đó, họ
nuôi hy vọng một phần thưởng cân xứng từ
Thiên Chúa Đấng Công Bình và giàu lòng xót thương...
Hy vọng, cuối tuần các Cụ một lần được
con cháu đến viếng thăm. Chắc có Cụ chẳng còn bà con nào. Sinh ra, lớn lên để
phấn đấu với đời, hôm nay cô đơn chịu đựng bệnh tật và tuổi già. đem gửi nương
nhờ tại đây để chờ chết ! Cuộc đời còn gì đáng nói ?
Sau khi thăm viếng các cụ già nơi đây,tôi
ra về lòng man mác buồn, tâm tư suy nghĩ đến tuổi già, bệnh tật, cô đơn ...
Tôi thiết nghĩ một điều các cụ ở đây
đã và đang sống những ngày cuối của cuộc đời, là chuỗi ngày TÌNH THƯƠNG, cuộc sống
của các cụ chẳng có gì đáng nói, chỉ có HỒNG ÂN CHÚA được ban từ trời cao.
Chúng con hết lòng cảm tạ Chúa, xin
Chúa ban cho các cụ sức khỏe, biết thương yêu và cố gắng sống đạo.( Một số cụ
sau khi vào viện dưỡng lão này mới được các Sr rửa tội, và theo đạo). Đó là hạnh
phúc hiện tại, còn tương lai, chúng con xin phú dâng cho Lòng Thương Xót Chúa.
Xin Chúa chúc lành cho tuổi già của các cụ neo đơn được đầy tràn tình yêu
thương của Chúa và Mẹ.
3 nhận xét:
Cám ơn bài đăng của bạn. Bạn có thể cho mình xin địa chỉ và số điện thoại của viện dưỡng lão Bình Lợi này được không bạn?
viện dưỡng lão này mình chưa nghe thấy bao giờ
trung tâm chăm sóc người cao tuổi và viện dưỡng lão có khác nhau gì không
Đăng nhận xét