Đau khổ là một mầu nhiệm không hiểu được. Con người đang luôn rên xiết trước những đau khổ. Càng đau khổ hơn nữa là nhiều lúc họ không biết tại sao họ lại đau khổ? đau khổ do ai gây ra? Do Thiên Chúa? Con người không dám nghĩ như vậy nhưng vì không thể tìm ra câu trả lời thỏa đáng, và quá bất mãn trước đau khổ mà con ngừoi đành quay sang đổ thừa cho Ngài. Tội nghiệp, Ngài không biện minh cho mình tí nào cả, mà Ngài chỉ biết yêu thương, đồng hành cùng con người, thậm chí chịu đau khổ cùng con người. Vậy mà con người đâu hề hay biết: càng rên xiết, càng bất mãn, càng không hiểu và càng đổ lỗi cho Chúa.
1. Phải
chăng Chúa sử dụng đau khổ để trừng phạt tội lỗi con người?
Lý thuyết nhân quả nói rằng: gieo gió thì gặp bão, ở
hiền gặp lành. Tuy nhiên gieo hạt tốt chưa chắc gặt được lúa thơm. Ở hiền chưa chắc gặp lành. (ví dụ bà Trần tại Trung Quốc) Ta hay
dùng câu “không ai giàu ba họ, không ai
khó ba đời” để an ủi người ăn xin hoặc người khó nghèo. Tuy nhiên, có những
gia đình mà cái nghèo như là một gen di truyền vậy. Tương tự, gieo gió chưa chắc gặp bão. Những người
làm ăn bất chính, lừa đảo cứ sống phây phây, ngày càng giàu có quyền to. Vậy nếu
Chúa dùng đau khổ để trừng phạt người tội lỗi thì không giải thích được việc
người lành hay gặp tai họa, người dữ luôn gặp may mắn.
Do đó, Chúa không thể nào dùng đau khổ để trừng phạt
tội lỗi con người. Chỉ có con người mới ao ước đau khổ xảy ra cho người phạm tội
vì hắn xứng đáng với điều đó. Chỉ có lửa hỏa ngục mới gột rửa hết được tội của
hắn mà thôi. Chúa không muốn điều xấu xảy ra cho con người, chỉ có con người mới
làm với nhau như vậy mà thôi.
2. Phải
chăng Chúa muốn dùng đau khổ để dạy bảo mọi người?
Đau khổ sẽ dạy ta nhiều bài học, giúp ta trưởng
thành hơn, hoàn thiện hơn. Có phải vậy không? Thiên Chúa như cha mẹ vì yêu
thương con nên giáo dục con cái. Tuy nhiên, không phải những cấm đoán, hình phạt
sửa dạy của cha mẹ đều có ích cho con cái. Nó có thể để lại những vết thương không
thể chữa lành cho con cái sau này. Do đó, nếu ta nói rằng Chúa dùng đau khổ để
sửa dạy con người thì việc sửa dạy này có đem lại hiệu quả so với thực tế mà ta
thấy không? Thử đưa ra một ví dụ. Ngừoi cha phạt đứa con vì những tội của chúng
nhưng không giải thích vì sao lại phạt chúng thì thật là phản giáo dục. Tương tự,
nếu Chúa không cho biết lý do khi dùng đau khổ dạy bảo con người thì thật là bất
công. Rất nhiều người, đặc biệt là người tốt không hiểu tại sao đau khổ lại
luôn xảy ra cho mình. Nếu ta dùng lập luận trên để trả lời cho họ thì họ có thể
hỏi rằng tại sao Ngài lại không cho tôi biết lý do khi Ngài sửa dạy tôi. Tôi
đâu có làm gì sai trái quá đáng đến mức mà Ngài dùng những đau khổ đó để sửa dạy
tôi? Có thể bạn nói rằng tại vì họ chưa hiểu được và nhận ra bài học mà Chúa muốn
dạy họ. Có thể đúng như vậy. Tuy nhiên trong tình trạng đang đau khổ tột cùng, ít
tai có thể tỉnh táo mà nhận ra được bài học bổ ích từ những đau khổ đó. Con người
yếu đuối lắm. Chúa phải biết như thế chứ! (Đứa
bé gái chạy trượt xuống hồ chết à bài học nằm ở đâu cho đứa bé khi
mà nó chưa kịp học hỏi thì chết queo rồi. Là bài học cho cha mẹ nó phải cẩn thận
hơn? Bài học với một học phí quá đắt.) Khi nhìn những đứa bé
tật nguyền, ta có nghĩ là nó học hỏi gì được từ đó không? Hay đó là bài học cho
người khác: là cơ hội cho ta tỏ lòng yêu thương, hay cảm tạ Chúa vì con may mắn
không như họ.
3. Phải
chăng đau khổ là để thử thách con người?
Đau khổ là thử thách vì tôi tin rằng Chúa sẽ không
trao một gánh nặng quá sức con người. (Một
bà mẹ vừa nhận tin con mình chết trong ca phẫu thuật. Cô y tá ngoan đạo liền an
ủi ‘Thưa chị tôi biết chị đang đau khổ tột cùng… nhưng tôi tin là chị sẽ vượt
qua vì TC chỉ gửi những thánh giá nặng nề cho những ai đủ sức mạnh để gánh lấy mà
thôi.’ Bà trả lời ‘Nếu vậy thì tôi ước giá mà tôi là ngừoi yếu đuối hơn thì chắc
Chúa không cho tôi gánh nặng này và con tôi sẽ sống.’)
Đúng là có nhiều người vượt qua được đau khổ và trở
nên mạnh mẽ hơn. Nhưng cũng không có ít người, gia đình bị sụp đổ vì thử thách
đó. TC chắc hẳn phải biết là có nhiều người vượt qua được và có nhiều người đã
gục ngã thê thảm như thế nào trước đau khổ.
4. Phải
chăng Chúa là nguyên nhân của đau khổ?
Những câu hỏi trên để chuẩn bị cho chúng ta trả lời
câu hỏi quan trọng này. Nếu ta đồng ý bất cứ một trong 3 câu hỏi trên thì một cách
nào đó ta cho rằng Chúa là nguyên nhân đau khổ. Ta có thể lập luận rằng Chúa là
Đấng sáng tạo mọi sự à Ngài cũng sáng tạo ra đau khổ. Nếu đúng
thì còn đâu hình ảnh một TC yêu thương nhân từ? Sách thánh nói Ngài sáng tạo
nên mọi sự và Ngài thấy đều tốt đẹp mà. Do đó, câu trả lời chắc chắn là không.
Ngài không thể tạo ra những đứa bé tật nguyền, xấu xí hay gửi những tai họa vô
lý vô duyên được. Chúng ta cần phải xác tín rằng đau khổ đến từ một nguyên nhân
khác ngoài Chúa. Vì vậy, câu hỏi trên được chuyển thành một câu hỏi khác: “Nếu
Ngài không phải là nguyên nhân của đau khổ thì tại sao Ngài lại im lặng mà
không ra tay can thiệp?”
5. Đau
khổ đang lan tràn trên khắp thế giới, tại sao Chúa lại im lặng mà không ra tay
can thiệp?
Tại sao Chúa nhân từ dường ấy mà để con người chịu
đau khổ quá như vậy? Chẳng lẽ Ngài không có mắt để nhìn thấy bao người đang chết
dần, tai để nghe tiếng rên xiết của nhân loại hay sao? Ngài không làm được gì để
giúp họ hay sao? Ngài phải làm gì đi chứ cho dù Ngài không phải là nguyên nhân
của đau khổ. Chúa trả lời: có chứ! Ta đã
tạo dựng nên con đó thôi!
Một cậu bé nghèo không có một chiếc giày để đi đang
lang thang trong đêm tuyết. Bạn bè cậu chế nhạo “Ủa! Mày là người công giáo mà? Chúa đâu mà để mày ra nông nỗi này? Ít
ra Ngài cũng phải bảo ai đó cho mày một đôi giầy chứ?” Cậu trả lời “Chúa có bảo
nhiều người mà người ta có nghe đâu!”
Vậy thay vì hỏi Chúa tại sao Ngài im lặng trước đau
khổ thì ta cần phải dành câu hỏi này cho chính mình. Chúng ta đã làm được gì
trước đau khổ? Không thể có công bằng, hòa bình tuyệt đối và vắng bóng sự đau
khổ. Chỉ có tình yêu luôn luôn hiện diện.
Thiên Chúa là quyền năng nhưng vẫn bị phụ thuộc vào con người một điều, đó
là TÌNH YÊU của con người.
Một bức tranh vẽ Chúa Giêsu đang đứng trước một căn
nhà tồi tàn trong mưa gió. Có một điểm đặc biệt là cánh cửa không có cái chốt ở
ngoài để mở. Mọi người ngắm bức tranh mà không hiểu được ý của tác giả. Sau khi
suy nghĩ mọi người nhận ra rằng Ngài có thể đợi chờ ta mãi mãi, Ngài có thể kêu
gọi ta, đập cửa để cho ta nghe thấy và ra mở cửa, nhưng Ngài không thể tự mở
cánh cửa lòng ta ra được trừ khi chính ta mở cánh cửa tâm hồn để Ngài đi vào
trong. Đối diện đau khổ, ta ghào thét trách móc TC về sự im lặng của Ngài mà ta
quên việc đầu tiên là mở cánh cửa để Ngài vào. (Câu chuyện một bà vợ công giáo chăm sóc chồng mới trở lại đạo bị ung
thư. Sau khi biết chồng mình sẽ chết, bà hỏi chồng mình có sợ chết không. Ông
trả lời nếu TC của em cũng yêu thương anh như em đang yêu thương anh thì anh
không sợ chết!)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét